TRẺ ĂN GIA VỊ SỚM ĐỂ CỨNG CÁP?

Mặc dù trên các trang thông tin đại chúng, báo đài đều khuyến cáo rằng “Không nêm gia vị vào thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi” nhưng nhiều bà, nhiều mẹ vẫn cho gia vị vào thức ăn của con.

“Con em 8 tháng, ăn dặm được 2 tháng nay. Em duy trì nguyên tắc nói không với gia vị trong đồ ăn của con. Nhưng dù đã chuẩn bị đồ sẵn rồi, nhiều lúc em vẫn bắt gặp bà lén thêm mắm thêm muối vào cháo của cháu. Em hỏi thì bà bảo con em 8 tháng còn chưa ngồi vững, cho nó ăn thêm muối vào cho cứng xương.” Chị L.A (28 tuổi, Hà Nội) chia sẻ.

Dưới đây là một số nguyên nhân chính không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn gia vị.

1/ ĂN GIA VỊ SỚM TẠO RA GÁNH NẶNG LÊN THẬN CỦA TRẺ.

Trẻ dưới 1 tuổi vẫn đang trong quá trình hình thành đầy đủ và hoàn thiện dần các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là thận, lúc đó khả năng đào thải muối của thận kém. Do nếu nếu mẹ tăng lượng muối so với nhu cầu hàng ngày của trẻ sẽ gây áp lực lên thận, về sau sẽ có nguy cơ gây ra các bệnh như tăng huyết áp, tim mạch…đồng thời giải phóng chất ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch vào cơ thể khiến trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch.

Cho trẻ dưới 1 tuổi ăn gia vị sớm tạo gánh nặng lên thận của trẻ – Ảnh: MTU pharma

2/ NGUYÊN NHÂN PHỔ BIẾN KHIẾN TRẺ LƯỜI ĂN, KÉN ĂN LÀ DO ĂN GIA VỊ.

Trẻ nhỏ có vị giác nhanh nhạy hơn người lớn gấp nhiều lần do các gai vị giác không chỉ có ở lưỡi mà còn ở hai bên má và thậm chí cả amydal. Mặc dù, trẻ đã bắt đầu tập ăn dặm từ 6 tháng tuổi, nhưng mẹ chỉ cần chế biến và giữ nguyên các hương vị sẵn có của món ăn. Trong thịt, cá, rau củ cũng đã có sẵn lượng gia vị nhất định để cung cấp cho cơ thể trẻ. Các mẹ nấu cho con mà thêm gia vị vừa miệng với mình thì có nghĩa là với con đã rất mặn rồi. Và khi gia vị mặn quá thì con sẽ không ăn có cũng là điều đương nhiên.

Việc ăn nhiều muối làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu kẽm trong cơ thể. Khi thiếu kẽm thì sẽ gây ra tình trạng biếng ăn, khó ngủ, chậm lớn.

3/ TRONG THỰC PHẨM ĐÃ CÓ ĐỦ LƯỢNG MUỐI CẦN THIẾT.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi thì nhu cầu về lượng muối cơ bản là rất ít. Sữa mẹ hoặc sữa công thức hay các loại thực phẩm như cơm, cháo, rau củ, gà, cá, bò… về cơ bản đã cung cấp đủ lượng theo nhu cầu hàng ngày của trẻ rồi. 

Trong thực phẩm hàng ngày đã có đủ lượng gia vị đủ đáp ứng cho nhu cầu của trẻ – Ảnh: MTU pharma

Theo khuyến nghị của Bộ Y Tế, nhu cầu muối của trẻ theo theo từng giai đoạn như sau:

0-5 tháng:  0,3g muối (hoặc 100mg Natri)

6-11 tháng:  1,5g muối (hoặc 600mg Natri) 

1-2 tuổi: 2,3g muối  (hoặc < 900 mg Natri)

Ví dụ trong 100g thịt bò đã chứa khoảng 72mg Natri, 100gr thịt lớn chứa 62mg Natri hay 1 lít sữa mẹ có hàm lượng từ 120-220 mg Natri. 

Vậy nên đối với trẻ dưới 1 tuổi chỉ cần ăn các thực phẩm mà không cần nêm gia vị cộng với uống sữa là đã đủ chất cho con rồi.

4/ ĂN MUỐI KHÔNG LÀM CON CỨNG CÁP, KHOẺ MẠNH MÀ CÒN TĂNG NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn muối sẽ không giúp trẻ hấp thụ canxi, giups xương chắc khoẻ hơn. Mà khi thừa muối, cơ thể trẻ mất cân bằng nước, làm tăng nguy cơ đào thải muối dư thừa theo đường nước tiểu. Điều đó sẽ khiến bé thiếu canxi, giảm khả năng phát triển chiều cao, làm tăng nguy cơ loãng xương.

Việc cho gia vị vào đồ ăn của con là một thói quen khi nấu của các bà, các mẹ. Các bà hay các mẹ muốn nấu những món ngon, hợp khẩu vị để con mình, cháu mình ăn ngon, tăng cân và phát triển chiều cao. Nhưng các mẹ cần nên tìm hiểu để lựa nấu cho con mình một bữa ăn đầy đủ và khoa học nhất.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart