Sai lầm của cha mẹ khi con sốt cao gây hại gan, thận.

Khi không có thuốc chống sốt cao và co giật. Trong trường hợp con bị sốt, cha mẹ chỉ dùng hạ sốt khi nhiệt độ của con trên 38,5 độ C cùng với các triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, bỏ ăn, khó chịu.

– Con tôi mỗi lần sốt là co giật. Tôi thường cho con uống thuốc hạ sốt để đề phòng trước ngay khi có dấu hiệu. Tôi làm vậy là đúng hay sai? – Thu Thảo, 32 tuổi, Hà Nội.

– Sốt là dấu hiệu của tình trạng nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn ở trẻ em (có thể nhiễm toàn thân hoặc chỉ đường hô hấp).

Sốt có nhiều mức độ khác nhau: vừa, cao, rất cao (trên 40 độ). Trẻ sốt khi đo nhiệt độ ở nách trên 37,5 độ C, ở hậu môn trên 38 độ C.

Mức độ sốt của trẻ là cao hay vừa không dự báo rằng bé đang nguy hiểm hay không. Trường hợp sốt cao nhưng chỉ do virus nên không nguy hiểm. Một số trường hợp sốt nhẹ nhưng lại rất nguy hiểm có thể gây ra các bệnh như viêm màng não…

Việc hạ sốt không điều trị được gốc rễ của nguyên nhân gây sốt, mà chỉ làm hạ thân nhiệt. Lúc đó trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Thuốc hạ sốt không có tác dụng ngăn ngừa co giật.

Vì vậy, trẻ co giật trong khi sốt là lành tính, không ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ sau này hay IQ của trẻ. Việc co giật trong khi sốt mang tính di truyền và thường kéo dài dưới một phút, tới khi bé khoảng 4-5 tuổi thì triệu chứng này sẽ hết. Việc dùng thuốc hạ sốt trước khi bé có dấu hiệu sốt để phòng co giật là không đúng, việc làm đó có thể ảnh hưởng đến gan, thận và sức khỏe của trẻ.

Dùng thuốc hạ sốt trước khi bé sốt để phòng co giật là đúng hay sai?

Khi nào nên cho bé dùng thuốc hạ sốt?

Cha mẹ chỉ dùng hạ sốt khi nhiệt độ của con trên 38,5 độ C cùng với các triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, bỏ ăn, khó chịu.

Các loại thuốc hạ sốt dạng siro, viên sủi hoặc viên nén. Trẻ em nên sử dụng dạng siro hoặc viên sủi sẽ dễ uống hơn. Ngoài ra, dạng viên đặt hậu môn dùng trong trường hợp bé không uống thuốc, khó uống hoặc bị nôn sau khi uống thuốc. Cha mẹ không được tự ý dùng thuốc hạ sốt đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Hạ sốt cho bé thì nên chọn Paracetamol hay Ibuprofen?

Paracetamol (Decolgen, Efferalgal, Hapacol…) thuộc nhóm N-Acetyl – P- aminophen, có tác dụng hạ sốt do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra, không hạ thân nhiệt ở người không sốt. Chúng hạ sốt do tác động lên vùng dưới đồi làm giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại vi (tỏa nhiệt qua da).

Ibuprofen (SOTSTOP, Brufen…) là thuốc hạ sốt chống viêm Ansaid, có tác dụng hạ sốt do ức chế Prostaglandin synthetase, làm giảm quá trình tổng hợp Prostaglandin E1, E2, làm ổn định thân nhiêt.

Đây là hai hoạt chất chính được dùng phổ biến để hạ sốt cho trẻ em hiện nay. Nhưng việc lựa chọn loại thuốc nào để phù hợp với trẻ là vấn đề cần được cân nhắc kĩ và cẩn thận.

Vài năm trước, Ibuprofen ít được dùng để hạ sốt. Nhưng cho tới bây giờ nhiều cha mẹ cho rằng dùng Paracetamol không tác dụng nhanh và chuyển sang dùng Ibuprofen để hạ sốt. Ibuprofen thì có tác dụng hạ sốt nhanh và kéo dài hơn, kèm với đó là độc tính cao.

Cha mẹ nên lựa chọn sử dụng Paracetamol do tính an toàn cao với liều dùng 10-15 mg/kg cân nặng/lần, cứ 4-6 tiếng một lần. Chúng có thể hạ sốt do mọi nguyên nhân, Nhưng khi dùng quá liều liên tục sau 3-4 ngày độc tính của Paracetamol sẽ phá huỷ thế bào gan và có thể dẫn đến tử vong.

Ibuprofen là lựa chọn cần thiết khi cơ thể bé không đáp ứng với Paracetamol. Nhưng độc tính của Ibuprofen nguy hiểm hơn Paracetamol do ức chế tạo Thromboxan gây chảy máu, xuất huyết, đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp sốt xuất huyết, gây cơn hen giả và gia tăng tái phát hen nếu bé có tiền sử bị hen. Liều lượng khuyến cáo khi hạ sốt cho trẻ em bằng Ibuprofen là 5-10 mg/kg/lần, ngày 3-4 lần.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart