Cha mẹ nên cần chú ý việc tăng cường hệ tiêu hoá, bồi bổ đầy đủ dinh dưỡng đồng nghĩa với việc mẹ đang giúp con tăng cường miễn dịch hiệu quả và khoẻ mạnh.
Hệ miễn dịch là vũ khí lợi hại nhất mà cơ thể dùng để chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh. Tuyến ức là cơ quan quan trọng của hệ thống miễn dịch. Vậy nên nếu tuyến ức không phát triển hoặc bị mất chức năng thì hệ miễn dịch sẽ không được khoẻ mạnh. Nhưng các bậc phụ huynh không phải ai cũng biết về thông tin này.
Hệ miễn dịch gồm 2 loại
Miễn dịch tự nhiên là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường. Từ khi sinh ra ai cũng tồn tại hệ miễn dịch tự nhiên, nó quyết định sự sống còn của trẻ. Hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ kém sẽ dẫn tới tình trạng trẻ sinh non, nhẹ cân thiếu tháng luôn trong tình trạng nguy kịch do viêm phổi, nhiễm trùng máu nặng. Vậy nên ngay từ khi mang thai mẹ cần phải chú ý bổ sung dinh dưỡng một cách đẩy đủ để tránh các tình trạng trên và giúp trẻ có một hệ miễn dịch tốt.
Miễn dịch đặc hiệu là hệ miễn dịch rất quan trọng đối với sức khoẻ của trẻ. Nó có khả năng cơ thể chống lại một mầm bệnh, một yếu tố xâm nhập nhất định. Miễn dịch đặc hiệu có được khi cơ thể tạo ra kháng thể đặc hiệu với mầm bệnh đó (đặc hiệu thụ đông) hoặc có được do tiêm vắc xin (đặc hiệu chủ động).
Sai lầm của cha mẹ vô tình tiêu diệt hệ miễn dịch của con – Ảnh: MTU pharma
Khái niệm về miễn dịch đặc hiệu
Miễn dịch đặc hiệu do các tế bào Lympho đảm nhận (Lympho B tạo ra các kháng thể IgA, IgD, IgE, IgG và Lympho T) trong đó Lympho T là quan trọng nhất và là trung tâm của hệ miễn dịch. Việc trẻ có khoẻ mạnh, có khả năng tái phát bệnh hay không phụ thuộc vào Lympho T.
Tế bào Lympho T có nguồn gốc từ tế bào gốc tạo máu tủy xương và được trưởng thành ở tuyến ức. Vai trò của tuyến ức rất quan trọng, chúng tạo ra Lympho T nhằm mục đích tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
Giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ tuyến ức phát triển rất mạnh mẽ, giai đoạn khi trẻ 1 – 2 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh nhất của tuyến ức và phát triển hoàn thiện khi trẻ 11 tuổi.
Cha mẹ đang vô tình “tiêu diệt” hệ miễn dịch của trẻ
Tuyến ức sẽ kém phát triển, bị tổn thương hoặc bị mất chức năng huấn luyện là do corticoid (Dexamethason, Prednisolon, Cortisol… đây là các loại thuốc dùng để điều trị viêm mũi dị ứng, chống viêm, giảm nhầy mũi…). Việc sử dụng các loại thuốc có chứa corticoid sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyến ức sẽ làm chết các tế bào tuyến ức từ đó làm giảm khả năng tạo ra Lympho T một cách trầm trọng.
Có rất nhiều trường hợp trẻ ở giai đoạn từ sơ sinh cho đến 3 tuổi khi đi thăm khám thì hầu hết các đơn thuốc của bé đều có corticoid để chống viêm, chống phù nề. Corticoid luôn là lựa chọn ưu tiên để làm giảm các tình trạng của bệnh viêm tai mũi họng.
Corticoid nội sinh là một hormone do tuyến thượng thận bài tiết, đóng vai trò quan trọng tới sự phát triển và cân bằng của cơ thể. corticoid nội sinh sẽ bài tiết đúng theo nhu cầu phát triển cơ bản của cơ thể với liều lượng rất đúng để corticoid không thừa và cũng không thiếu.
Việc sử dụng corticoid của mọi người hiện nay nằm trong tình trạng lạm dụng và sử dụng không đúng với mục đích. Việc tổng hợp corticoid có thể được coi là thành tựu lớn trong giới y dược. Điều này đã và đang mang lại những giá trị cho việc phòng và điều trị các loại bệnh. Nhưng với việc lạm dụng và sử dụng corticoid không đúng mục đích sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ miễn dịch.
Để tăng cường và bảo vệ hệ miễn dịch của con, cha mẹ cần phải tìm hiểu về việc sử dụng corticoid, không tự ý sử dụng corticoid cho con. Nếu bắt buộc phải sử dụng để giảm các triệu chứng viêm tai mũi họng thì cha mẹ cần đưa con đi thăm khám và làm theo hướng dẫn của chuyên gia, theo đó cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên cần chú ý việc tăng cường hệ tiêu hoá, bồi bổ đầy đủ dinh dưỡng đồng nghĩa với việc mẹ đang giúp con tăng cường miễn dịch hiệu quả và khoẻ mạnh.