Trẻ bị kém hấp thu dinh dưỡng là một hội chứng hay gặp ở trẻ em. Các bậc cha mẹ mặc dù đã rất cố gắng chăm sóc con cái qua các bữa ăn giàu chất dinh dưỡng, trẻ ăn tốt nhưng vẫn thiếu cân, thấp còi, và không biết làm cách nào để cải thiện vấn đề. Cha mẹ hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hội chứng kém hấp thu ở trẻ em và tìm ra giải pháp xử lý an toàn và triệt để cho con nhé.
Trẻ bị kém hấp thu là gì ?
Trẻ bị kém hấp thu là tình trạng trẻ được ăn uống đầy đủ nhưng cơ thể trẻ không hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết từ thực phẩm. Dẫn đến thiếu hụt một số chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển như: protein, protid, lipid, glucid, Vitamin và các khoáng chất … Trẻ bị mắc hội chứng kém hấp thu lâu ngày sẽ dẫn đến gầy gò, suy dinh dưỡng.
Nguyên nhân trẻ kém hấp thu dinh dưỡng
Trẻ bị kém hấp thu chất dinh dưỡng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có khi là tổ hợp nhiều nguyên nhân cùng một lúc. Vì vậy, để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng kém hấp thu ở trẻ rất khó khăn. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp.
- Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Trẻ em có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn non kém, dễ mắc phải các hội chứng liên quan đến đường tiêu hóa.
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Ăn dặm quá sớm, thức ăn không phù hợp với lứa tuổi…vv dẫn đến hệ tiêu hóa bị quá tải, lâu ngày dẫn đến hội chứng kém hấp thu dinh dưỡng
- Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng: Thiếu hụt trầm trọng lợi khuẩn, khiến quá trình tiêu hóa, vận chuyển chất dinh dưỡng và đào thải gặp vấn đề. Cha mẹ cần bổ sung lợi khuẩn thường xuyên để chăm sóc và hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ bằng cách sử dụng men vi sinh (tham khảo men vi sinh zeambi )
- Tổn thương niêm mạc ruột, nhiễm ký sinh trùng đường ruột: giun, sán
- Rối loạn dung nạp Lactose
- Sử dụng kháng sinh kéo dài
- Thiếu các vi chất cần thiết, làm giảm bài tiết dịch tiêu hóa thưc ăn, từ đó làm giảm hấp thụ chất dinh dưỡng
Triệu chứng của trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng
Trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển thể chất và trí não của trẻ. Đặc biệt nó ảnh hưởng tới quá trình hoàn thiện hệ thống miễn dịch khiển trẻ có sức đề kháng kém hay ốm, còi xương, suy dinh dưỡng. Vì vậy các mẹ cần nắm bắt được các triệu chứng của hội chứng trẻ kém hấp thu để xử lý kịp thời giúp cho trẻ cải thiện tình trạng bệnh để phát triển toàn diện.
- Đầu tiên do ảnh hưởng trực tiếp tới sự hấp thụ chất dinh dưỡng nên trẻ có dấu hiệu sụt cân hoặc tăng cân rất chậm, gầy gò, xanh xao.
- Trẻ có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và ói mửa
- Sức đề kháng của những trẻ bị kém hấp thu thường yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Da dẻ khô, dễ bầm tím dù chỉ va chạm nhẹ;
- Tính khí thay đổi, hay quấy khóc và dễ cáu gắt.
- Tiêu chảy hoặc phân lỏng sệt (có lượng nhiều)
Tiêu chảy mạn tính là triệu chứng phổ biến ở những trẻ bị kém hấp thu. Vì vậy cha mẹ cần đưa con đến thăm khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. chú ý kẽm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều trị trẻ bị tiêu chảy nên khi trẻ bị tiêu chảy cha mẹ nhớ bổ sung kẽm hữu cơ ColosZinC cho con.
Làm thế nào để cải thiện tình trạng trẻ bị kém hấp thu?
Để tìm được cách khắc phục hội chứng kém hấp thu ở trẻ em, việc xác định nguyên nhân là rất quan trọng, từ đó sẽ có giải pháp cụ thể và hiệu quả. Tuy nhiên việc xác định rõ ràng nguyên nhân là việc tương đối khó khăn vì có nhiều nguyên nhân chồng chéo nhau. Nếu chưa tìm được thủ phạm gây kém hâp thu cho con, cha mẹ lưu ý các điều sau đây.
- Cho trẻ ăn với chế độ ăn phù hợp đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với lứa tuổi, hạn chế ăn những thức ăn khó tiêu, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa chất phụ gia, độc hại.
- Chia nhỏ bữa ăn
- Khuyến khích trẻ uống đủ nước để tránh tồn ứ thức ăn trong dạ dày
- Tẩy giun định kỳ cho trẻ
- Cho trẻ vận động với chế độ phù hợp để kích thích sự co bóp của ruột, có ích cho hệ tiêu hóa
- Bổ sung men vi sinh cho trẻ, giúp cân bằng hệ tiêu hóa
- Bổ sung vitamin và các vi chất cần thiết.
Trên đây là những kiến thức chia sẻ về hội chứng trẻ bị kém hấp thu chất dinh dưỡng. Các mẹ hãy nghiên cứu để có các biện pháp phòng ngừa cũng như chăm sóc con chu đáo. Nếu có câu hỏi hay cần sự tư vấn hỗ trợ gì vui lòng liên hệ với MTU Pharma để được trợ giúp.