Tiêu chảy ở trẻ em thường là dấu hiệu cho thấy trẻ bị nhiễm trùng. Tuy tình trạng này không nguy hiểm nhưng cha mẹ chớ vì thế mà chủ quan, bởi trẻ bị tiêu chảy hay đi kèm với mất nước, nếu nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tiêu chảy là gì?
Từ 1 – 3 tháng tuổi, trẻ đi tiêu ít nhất 2 lần/ngày. Một số trẻ chỉ đi tiêu 1 lần/tuần.
Khi được 2 tuổi, trẻ đi tiêu ít nhất 1 lần/ngày. Phân trẻ thường mềm, đóng khuôn. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có số lần đi tiêu khác nhau, có trẻ đi tiêu mỗi 2 ngày 1 lần.
Trẻ được xem là bị tiêu chảy khi trong phân có nhiều nước hơn bình thường, hoặc đi tiêu trên 3 lần/ngày.
Tiêu chảy là cách cơ thể tự loại bỏ vi trùng, và hầu hết các đợt tiêu chảy ở trẻ em sẽ kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Tiêu chảy có thể xảy ra kèm theo sốt, buồn nôn và nôn, chuột rút và thậm chí phát ban.
Tiêu chảy có 2 dạng:
- Tiêu chảy cấp ở trẻ: Trẻ đi ngoài phân lỏng kéo dài dưới 14 ngày. Nguyên nhân thường do thực phẩm hoặc nước bị nhiễm khuẩn hoặc do siêu vi.
- Tiêu chảy mãn tính ở trẻ: Tiêu chảy kéo dài trong vài tuần. Tình trạng này xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là do trẻ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm ký sinh trùng hội chứng ruột kích thích, hoặc không dung nạp hay dị ứng với thức ăn.
Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy
Có 3 loại tiêu chảy: Tiêu chảy cấp, Tiêu chảy xâm lấn có đàm máu, và tiêu chảy mãn. Trong đó, tiêu chảy cấp là bệnh lý rất hay găp ở trẻ.
Tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em có thể la do: virut, vi khuẩn, ký sinh trùng. Trong đó, tác nhân có thể gây bệnh nặng ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ có khả năng thành đại dịch là Rotavirus. Cha mẹ cần chú ý một số những nguyên nhân sau đây có thể khiến các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ gây nên bệnh tiêu chảy:
- Do trẻ ăn thức ăn kém vệ sinh: Thực phẩm bẩn ôi thiu, thức ăn không được bảo quản tốt để côn trùng, ruồi nhặng bâu, không đảm bảo vệ sinh trong quá trình cho trẻ ăn…vv
- Cho trẻ ăn dặm không đúng cách, cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn lạ
- Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, sử dụng kháng sinh, rối loạn tiêu hóa ..vv. ). Sử dụng men vi sinh Zeambi để cân bằng lại hệ vi sinh )
Dấu hiệu xác định tiêu chảy do virus hay vi khuẩn
Để điều trị triệt để khi trẻ bị tiêu chảy thì việc quan trọng hàng đầu là phải xác định được trẻ bị tiêu chảy do virut hay do vi khuẩn. Sau đây là 9 dấu hiệu để xác định.
Dấu hiệu | Trẻ bị tiêu chảy do virus | Trẻ bị tiêu chảy do vi khuẩn |
1: Tuổi của trẻ | Thường trẻ nhỏ dưới 3 tuổi (dễ nhiễm virus Rota) | Trẻ trên 3 tuổi |
2: Mùa dễ mắc bệnh trong năm | Virus thích lạnh, thích mát nên thường phát triển mạnh vào mùa thu đông, mùa đông | Vi khuẩn phát triển mạnh vào mùa hè do thời tiết nóng ẩm, thức ăn dễ bị ôi thiu, phù hợp cho vi khuẩn phát triển |
3: Tình trạng nôn | ”Miệng nôn, trôn tháo” → nôn nhiều trong 12-18 tiếng, ăn uống gì cũng nôn → nôn là phản ứng đẩy các tác nhân gây bệnh ra khỏi đường tiêu hóa | Ít khi nôn |
4: Sốt | Ít khi sốt, đôi khi sốt nhẹ, ít trường hợp sốt cao. | Đa số có sốt, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ. |
5: Quan sát phân | Phân có rất nhiều nước (té re), mùi thanh, thường không có nhầy, máu. | Đi ngoài ít, phân sệt, ít nước, có nhầy, đôi khi có máu, mùi khẳn, hoặc mùi trứng ung. |
6: Triệu chứng đau bụng | Không đau bụng. | Đau bụng nhiều, trẻ khó chịu. |
7: Thể trạng | Trẻ vẫn tỉnh táo, chơi đùa, có thể mất nước. | Trẻ mệt, khó chịu, bứt dứt. |
8: Triệu chứng khác | Viêm mũi họng do virus, mắt đỏ, có thể có gỉ mắt. | Không có. |
9: Xét nghiệm soi phân | Kết quả các chỉ sổ hồng cầu, bạch cầu | Kết quả các chỉ sổ hồng cầu, bạch cầu |
Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy như thế nào?
Khi trẻ bị tiêu chảy với tình trạng không nghiêm trọng, thường được các bác sĩ chỉ định cho điều trị tại nhà. Cha mẹ cần lưu ý những điiều sau đây để chăm sóc cho trẻ khi trẻ bị tiêu chảy.
- Cho trẻ uống nhiều nước: Trẻ bị tiêu chảy thường bị mất nước vì vậy cần cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất. Bổ sung nước đầy đủ sẽ giúp trẻ giảm triệu chứng bệnh, nhanh chóng lấy lại sức.
- Cho trẻ ăn đủ bữa, tránh bỏ bữa: Khi bị tiêu chảy trẻ có thể bi đau bụng, buồn nôn, khó chịu, quấy khóc ăn kém…vv tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý không cho trẻ bỏ bữa, có thể chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ, hãy chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, phù hợp với thể trạng của trẻ.
- Không dùng sữa thay cho bữa ăn: Sữa chứa nhiêu vi chất nhưng nếu dùng nhiều cũng dễ khiến trẻ bị tiêu chảy.
- Bổ sung men vi sinh: Bổ sung men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hệ tiêu hóa sẽ sớm ổn định. (men vi sinh bao kép Zeambi)
- Bổ sung kẽm và các vitamin: giúp cơ thể mau chóng phục hồi. ( kẽm hữu cơ Coloszinc, Vitamin tổng hợp Zeambi )
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Trẻ bị tiêu chảy nhẹ không cần đến bác sĩ, bệnh sẽ tự hết trong vòng vài ngày. Cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay nếu thấy các dấu hiệu sau:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi;
- Đi ngoài phân lẫn máu;
- Đau bụng dữ dội;
- Chướng bụng;
- Đi ngoài phân lỏng nhiều lần (> 2 lần/giờ);
- Trẻ không có cảm giác thèm ăn, thậm chí không muốn ăn bất cứ món gì;
- Trẻ nôn mọi thứ sau ăn;
- Trẻ lừ đừ, không chơi đùa;
- Trẻ quấy khóc liên tục;
- Trẻ có dấu hiệu mất nước;
- Sốt cao liên tục khó hạ;
- Các dấu hiệu bệnh nặng khác: thở mệt, vã mồ hôi, mê man…
- Trẻ có cơ địa đặc biệt: béo phì, suy dinh dưỡng, bệnh mạn tính (tim mạch, suy giảm miễn dịch…).
Tiêu chảy ở trẻ em không đáng lo ngại nếu bố mẹ phát hiện tình trạng bệnh kịp thời và có hướng xử lý đúng đắn. Quan trọng là bạn cần theo dõi sát sao các triệu chứng, xây dựng cho trẻ thực đơn phù hợp và đưa trẻ đến bác sĩ ngay khi dấu hiệu bệnh trở nên trầm trọng hơn.