Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em an toàn cha mẹ nên biết

Thủy đậu là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính, lành tính và ít gây biến chứng nguy hiểm khi bệnh nhân được chăm sóc và điều trị đúng cách. Vậy cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì? 

Bệnh thủy đậu là một loại bệnh truyền nhiễm do tác nhân là virus Varivella Zoster gây ra

Thủy đậu ở trẻ em là gì?

Thủy đậu ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra, thường xảy ra ở khi thời tiết nóng ẩm, giao mùa và lây lan nhanh chóng ở những khu vực đông dân cư. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 15 tuổi và có thể gây ảnh hưởng nặng nề ở trẻ dưới 12 tháng, tăng nguy cơ mắc bệnh zona về sau lên 4,5 lần so với những trẻ khác. 

Trẻ mắc bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, chán ăn và sưng hạch. Sau đó khoảng 1-2 ngày, trẻ bắt đầu phát ban, xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ, gây ngứa ở vùng ngực, lưng, bụng, mặt và dần lan rộng khắp cơ thể. Cuối cùng, mụn nước vỡ ra, bắt đầu đóng vảy, thường sẽ kéo dài trong khoảng 1 tuần, và có thể mất thêm vài tuần để vảy rụng đi. 

Theo thống kê, mỗi năm có hơn 4 triệu người mắc bệnh thủy đậu, trong đó có khoảng 10.000 trường hợp cần nhập viện để được chăm sóc y tế. Tại Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận gần 3.200 ca bệnh thủy đậu, tăng cao so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, đa số bệnh nhân thuộc nhóm tuổi mầm non và tiểu học.

Nguyên nhân trẻ em bị thủy đậu

Virus herpes zoster (Varicella Zoster – VZV) là nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ em. Đây là một chủng virus thuộc họ herpesviruses, có kích thước từ 150-200 nm, chứa phân tử ADN chuỗi đôi và có trọng trọng lượng phân tử là 80×106 dalton. 

Bệnh thủy đậu ở trẻ em lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, thông qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn có chứa virus gây bệnh trong không khí, được phát tán ra ngoài khi người bệnh ho, hắt hơi hay nói chuyện. Ngoài ra, virus Varicella Zoster có thể sống trong vảy thủy đậu trong không khí đến vài ngày hoặc bám trên một số bề mặt cứng, đồ dùng cá nhân,… Lúc này, trẻ có thể mắc bệnh thủy đậu do tiếp xúc với những đồ vật này, thậm chí là do cùng sinh hoạt ở các môi trường có nguy cơ lây truyền bệnh cao như trường học, nhà trẻ,…

Hơn nữa, trẻ em là những đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nhất là trẻ chưa được tiêm chủng vacxin đầy đủ. Đồng thời, trẻ còn quá nhỏ và chưa thể tự bảo vệ bản thân trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh hay thực hiện hiệu quả các phương pháp phòng ngừa thủy đậu. Do đó, trẻ thường sẽ vô tư và thoải mái sinh hoạt với bạn bè đồng trang lứa khiến bệnh lây lan nhanh chóng.

Ảnh minh họa: MTU Pharma

Triệu chứng khi trẻ bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu thường diễn biến qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có các dấu hiệu lâm sàng khác nhau

  • Giai đoạn ủ bệnh: Diễn ra trong khoảng 14-17 ngày. Giai đoạn này thường không có các dấu hiệu lâm sàng
  • Giai đoạn khởi phát: Khoảng 1 ngày, giai đoạn này trẻ sẽ xuât hiện các triệu chứng ban đầu, có thể sốt hoặc không, có trường hợp sốt cao từ 39-40 độ , mê sảng, co giật, đau mỏi, trẻ không chịu chơi
  • Giai đoạn toàn phát: Trong giai đoạn này khoảng 12 -24 giờ đầu, cơ trẻ trẻ bắt đầu xuất hiện những nốt phổng, ban đầu xuất hiện dát đỏ, sau đó là những nốt phổng nước trong. Số lượng các nốt phổng này có thể mọc thưa rải rác, hoặc mọc dầy khắp cơ thể, kể cả chân tóc và khoang miệng (hầu như không mọc ở lòng bàn chân, bàn tay) với số lượng trung bình từ 100 đến 500 nốt. Những nốt này thường gây ngữa, khó chịu, có chứa virut và có khả năng lây nhiễm cho người khác. Trong trường hợp bình thường sau từ 4 đến 6 ngày những nốt này sẽ khô và đóng vảy và trong khoảng 10 ngày trẻ khỏi bệnh hoàn toàn.

Chăm sóc trẻ bị thủy đậu như thế nào?

Cha mẹ cần lưu ý các triệu chứng của bệnh thủy đậu để phát hiện sớm khi trẻ bị nhiễm bệnh. Khi trẻ bị bệnh thủy đậu cần có các biện pháp cách ly và chăm sóc đúng cách. Thông thường bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, xuất huyết, viêm màng não … thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

  • Cách ly trẻ cho đến khi khỏi hẳn, cho trẻ ở phòng riêng, thoáng khí, thời gian cách ly khoảng 7-10 ngày từ khi phát bệnh, cho đến khi các nốt phỏng khô và đóng vảy hoàn toàn.
  • Cắt móng tay và vệ sinh sạch sẽ tránh để trẻ gãi có thể dẫn tới nhiễm trùng
  • Mặc quần áo thỏa mái, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày bằng nước ấm
  • Dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ, để các nôt phỏng tự khô và đóng vảy, tránh làm vỡ các nốt phỏng sẽ khiến bệnh lây lan nhiều hơn và có khả năng để lại sẹo.
  • Cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng phù hợp, uống nhiều nước, bổ sung vitamin C. Chăm sóc tốt hệ tiêu hóa cho con bằng cách sử dụng men vi sinh Zeambi bổ sung lợi khuẩn.
  • Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0.9%
  • Lưu ý: không dùng các loại lá cây để tắm và đắp lên các nốt phổng, không tự ý bôi thuốc lên các nốt phổng khi không có chỉ định của bác sỹ.

Thức ăn nên kiêng khi bị thủy đậu

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, quá nhiều chất
  • Các loại gia vị gây nóng như ớt, hạt tiêu…
  • Các loại hải sản, thịt dê, thịt chó, thịt bò, thịt ngan…
  • Các loại trái cây nóng: mận, vải, đào , nhãn …

Bệnh thủy đậu có được tắm không?

Có nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn xem liệu khi con mắc bệnh thủy đậu có cần kiêng tắm, kiêng ra gió hay không.

Quan niệm kiêng khem như vậy là một sự hiểu lầm, bởi trẻ em mắc thủy đậu thường gặp khó chịu và ngứa da. Không tắm rửa và không vệ sinh sạch sẽ chỉ làm gia tăng cảm giác ngứa ngáy, và có thể gây tổn thương da khi gãi các nốt thủy đậu, cũng như tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng hoặc viêm da bội nhiễm. Thay vào đó, cha mẹ nên chú trọng tắm cho con bằng nước ấm, tắm nhanh để tránh cảm lạnh.

Đối với việc kiêng gió hoặc không cho trẻ ra ngoài, không có khuyến cáo y tế chính thức. Tuy nhiên, trong giai đoạn ban đầu khi con mắc bệnh, cách ly trẻ không ra ngoài có thể giúp hạn chế sự lây lan của bệnh.

Nhiều phụ huynh đã đến khám bệnh và cho biết họ đã nghe nói rằng trẻ mắc thủy đậu cần kiêng ăn các loại thực phẩm có mùi tanh như trứng, tôm, cá, thịt vịt, thịt gà… vì cho rằng ăn những thực phẩm này sẽ làm cho trẻ ngứa. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm vì khi mắc bệnh, việc ăn uống cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, và nên bổ sung vitamin A, C và kẽm… để tăng cường hệ miễn dịch.

Thủy đậu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Mặc dù phần lớn các trường hợp thủy đậu ở trẻ là lành tính và thường được điều trị tại nhà nhưng trong một số trường hợp, bệnh không được chăm sóc và kiểm soát đúng cách, trẻ có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm khuẩn, bội nhiễm thứ phát;
  • Zona thần kinh;
  • Viêm phổi;
  • Viêm não, viêm màng não;
  • Hội chứng liệt Landry;
  • Viêm thanh quản;
  • Viêm võng mạc;
  • Viêm cầu thận cấp;
  • Viêm tai ngoài, tai giữa.

Nếu trẻ thuộc các đối tượng sau, khi mắc thủy đậu, bệnh thường sẽ diễn ra ở mức độ nghiêm trọng và có nguy cơ xuất hiện biến chứng cao: 

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;
  • Trẻ có hệ miễn dịch suy yếu, mắc bệnh nền, ung thu;
  • Trẻ đang sử dụng thuốc corticoid;
  • Trẻ chưa được tiêm chủng vacxin ngừa thủy đậu.

Đặc biệt, trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất ngay khi trẻ có các biểu hiện sau:

  • Triệu chứng thủy đậu ngày càng nghiêm trọng;
  • Sốt cao không có dấu giảm nhẹ mặc dù đã dùng thuốc hạ sốt;
  • Có xu hướng buồn ngủ nhiều hơn, dấu hiệu mất ý thức;
  • Đau đầu dữ dội;
  • Khó thở;
  • Khó nhìn vào ánh đèn.

Phòng tránh bệnh thủy đậu cho trẻ

Bệnh thủy đậu có thể phòng tránh bằng cách tiêm phòng vacxin, cha mẹ nên chủ động cho trẻ đi tiêm phòng đẻ phòng tránh cho trẻ. Ngoài ra cha mẹ cần chú ý

  • Tránh cho con tiếp xúc với bệnh nhân bị thủy đậu
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ tay chân , đồ chơi ..vv để phòng bệnh thủy đậu nói riêng và các bệnh truyền nhiễm nói chung
  • Bổ sung vitamin ( cha mẹ có thể sử dụng Vitamin tổng hợp Zeambi để bổ sung cho con) và các vi chất cần thiết, cho trẻ ăn chế độ ăn đủ dinh dưỡng, chăm sóc tốt hệ tiêu hóa cho trẻ để tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách bổ sung men vi sinh định kỳ cho trẻ.
  • Trẻ em trong độ tuổi đến trường nếu trẻ bị thủy đậu cha mẹ cần cho con cách ly ở nhà để tránh lây nhiễm ra nhà trường, trong trường hợp có các triệu chứng nặng cần đưa con đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chuẩn đoán và có phác đồ điều trị kịp thời.
Vitamin tổng hợp Zeambi bao gồm 10 vitamin khác nhau

Thủy đậu tuy lành tính nhưng khi không điều trị và kiểm soát bệnh đúng cách, trẻ sẽ phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, sau khi các nốt thủy đậu rụng đi, sẹo lõm có thể hình thành, gây mất tự tin cho trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ mắc bệnh cẩn thận và lựa chọn các cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em an toàn. 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
Index