Một số cha thắc mắc khi cho con đi chơi xa, với các bé bị say xe thì có nên cho uống thuốc chống say tàu xe không?
CÓ NÊN CHO TRẺ DÙNG THUỐC CHỐNG SAY TÀU XE?
Mùa hè là khoảng thời gian mà nhiều gia đình lựa chọn để đi du lịch, về quê hay thậm chí là tham gia các hoạt động ngoài trời. Khi di chuyển bằng tàu xe thì bé lại bị say, điều đó sẽ làm trẻ mệt mỏi, uể oải và không chị con mệt mà các mẹ cũng mệt khi phải chăm con suốt quãng đường.
Có trường hợp chia sẻ: “Thời gian mùa hè em thích đưa con đi chơi, về quê nhưng mỗi lần đi xe lại cảm thấy rất mệt vì con em bị say xe nặng lắm, mỗi lần đi là đều mệt mỏi,uể oải, phải mất cả một ngày mới có thể lấy lại sức. Con say như vậy nên đi chơi cũng kém vui.”
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chống say tàu xe, khi ra tiệm thuốc nhiều người được tư vấn dùng loại thuốc chống say tàu xe dạng nước hàng nhập khẩu cho trẻ uống không vấn đề gì. Nhiều mẹ cũng nghĩ cho uống cũng chả sao vì lâu lâu con mới uống một lần. Vậy có nên cho trẻ uống hay không?
Có nên cho trẻ uống thuốc say tàu xe hay không? – Ảnh: MTU pharma
Say xe là cảm giác hình thành khi chuyển động cảm nhận trong tai, mắt và cảm nhận ở cơ bắp xung đột với nhau. Khi đó, não bộ không thể xử lý tất cả các tín hiệu xung đột này, gây cho cơ thể cảm giác chóng mặt, buồn nôn, ra mồ hôi và thậm chí là nôn mửa. Các tình trạng như thiếu ngủ, dạ dày và ruột hoạt động không tốt cũng dễ dẫn đến say xe.
Thuốc chống say xe được các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng cho trẻ dù ở dạng nước, viên,.. Trong thuốc có các thành phần dễ gây ra các triệu chứng về mặt thần kinh như chóng mặt, nói sảng, hoảng loạn, tim đập nhanh…, thậm chí có thể dẫn đến hôn mê, ngừng thở mặc dù tình trạng này hiếm gặp. Đối với các thành phần này của thuốc thì trẻ dễ gặp tình trạng trên hơn người trưởng thành, đặc biệt là trẻ dưới 10 tuổi.
VẬY LÀM CÁCH NÀO GIÚP TRẺ THOẢI MÁI HƠN KHI BỊ SAY XE?
Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp con giảm tình trạng say xe.
- Nên cho bé ăn trước khi đi tàu xe khoảng 2 tiếng, cho bé ăn các đồ ăn thanh đạm với múc độ vừa phải không no và cũng không đói. Không nên cho trẻ uống các loại nước uống có ga, uống sữa, sữa chua, ăn thức phẩm có vị chua như cam quýt vì dễ gây kích ứng cơn buồn nôn.
- Chơi cùng con để con quên đi tình trạng say xe, từ đó làm giảm cảm giác say xe của con.
Chơi cùng trẻ là cách giúp giảm tình trạng say xe của trẻ – Ảnh: MTU pharma
- Nên lựa chọn ngồi ghế đầu, mở cửa sổ để không khí được lưu thông nếu ngồi xe khách hoặc xe buýt. Với các loại xe gia đình, cha mẹ không được hút thuốc trong xe, sử dụng các loại nước hoa hoặc mỹ phẩm có mùi hương nồng nặc hoặc ăn uống các loại thức ăn có mùi như mít, sầu riêng…
- Nên lựa chọn thời gian di chuyển vào những lúc trẻ ngủ như trưa hoặc đêm.
- Vỏ trái cây như vỏ cam, quýt cũng giúp trẻ giảm tình trạng say xe. Vì trong vỏ cam, quýt tinh dầu của loại quả này sẽ khuếch tán trong mũi giúp trẻ giảm bớt cảm giác buồn nôn, chóng mặt…
- Việc cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học là điều không thể thiếu để tăng cường sức khoẻ của trẻ. Bổ sung cho trẻ đầy đủ các chất như: Vitamin, sắt, kẽm, chất béo, đạm…
- Muốn trẻ bớt tình trạng say xe thì luyện tập cho trẻ bằng các hoạt động như chơi xích đi, xoay vòng tròn và thường xuyên cho trẻ đi thang máy.
Vậy nên các chuyên gia khuyến cáo không được sử dụng thuốc chống say tàu xe đối với trẻ dưới 12 tuổi vì có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Để cả gia đình có một chuyến đi vui vẻ và không mệt mỏi thì những mẹo trên sẽ giúp ích cho việc giảm tình trạng say xe ở trẻ đó các mẹ nhé.