Ho là một phản xạ bảo vệ cơ thể trẻ, giúp loại bỏ các chất bài tiết, chất có thể gây kích thích và các vi khuẩn bám vào đường hô hấp. Bố mẹ cần quan tâm cách trị ho cho trẻ dứt điểm để không bị tái phát. Bác sĩ chuyên khoa Nhi sẽ chia sẻ kiến thức cho các mẹ về cách trị ho cho trẻ dưới đây.
Mẹ đừng chủ quan khi con ho
Ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh thông thường ở trẻ hay đôi khi cũng thường gặp ở trẻ bị hen suyễn, nhưng cũng có khi là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp như:
- Viêm mũi họng: Trẻ ho có đờm hoặc ho khan, sốt cao, có khi không sốt. Nuốt vướng, có cảm giác rát họng. Họng đỏ, có hạt hoặc có mủ. Amidan có thể sưng.
- Viêm thanh quản: Ho khan. Nói khàn hoặc mất tiếng. Bệnh bạch hầu thanh quản tiếng ho ông ổng. Thể trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Có màng trắng ở họng, gây khó thở, nhiều khi phải mở khí quản.
- Viêm phế quản: Sốt cao, giai đoạn đầu ho khan, giai đoạn sau có đờm. Đờm đặc hoặc loãng, màu trắng hoặc vàng. Điều trị sớm sẽ mau khỏi.
Xác định tiếng ho để tìm cách trị ho cho trẻ đúng đắn
Dựa vào triệu chứng của trẻ
Ho khan: Là tình trạng ho mà không tiết ra các dịch tiết nhầy, thường gây ngứa họng, rát họng và có thể gây khản giọng hoặc mất tiếng.
Ho có đờm: Là loại ho có đặc trưng “nặng” ngực, và cơn ho thường kéo theo khạc nhày hoặc đờm. Trẻ có cảm giác nghẹt thở, khó thở, có thể tăng khi đi bộ.
Nguyên nhân của các cơn ho đờm là sự tăng tiết nhầy sau khi bị viêm họng, viêm xoang, ngạt mũi,…làm tắc nghẽn đường thở. Ho có đờm thường liên quan đến các bệnh đường hô hấp mạn tính.
Dựa vào thời gian trẻ ho
Ho cấp tính: Xảy ra đột ngột, chủ yếu là do hít phải dị nguyên như bụi bẩn, chất kích thích. Ho cấp tính kèo dài không quá 2 tháng.
Ho mãn tính: Theo WHO, ho mãn tính là tình trạng ho và khạc đờm ở tất cả các ngày ít nhất 3 tháng và kéo dài trong 2 năm liên tiếp.
Vì thế ho ở trẻ em thông thường là ho cấp tính. Mẹ cần tìm cách trị ho cho trẻ dứt điểm để không biến chứng thành ho mãn tính. Điều trị sẽ rất khó khăn.
Cách trị ho cho trẻ trong trường hợp ho khan và ho có đờm có khác nhau?
Cách trị ho khan cho trẻ?
- Thuốc giảm ho chỉ dùng cho trường hợp ho khan, không dùng cho người ho có đờm và có triệu chứng suy hô hấp.
- Không dùng đồng thời kết hợp thuốc ho với thuốc long đờm vì đờm sẽ tiết nhiều hơn nhưng không ho khạc ra được.
- Thuốc có tác dụng giảm ho do ức chế trung tâm gây ho như codein chỉ dành cho người lớn, không phải là cách trị ho cho trẻ vì gây ức chế hô hấp.
Cách trị ho có đờm cho trẻ?
- Cách trị ho cho trẻ lúc này là cần phải long đờm, loãng đờm để khạc ra ngoài.
- Thuốc long đờm: Có tác dụng làm loãng đờm do làm tăng sự tiết dịch, do đó tăng thể tích, khối lượng đờm, làm cho đờm loãng ra, dễ tống ra ngoài nhờ phản xạ ho. Các hoạt chất như guaifenisin, ipecacuanha, muối amoni, muối iod, natribenzoat, terpin..
- Không dùng thuốc loãng đờm cho trẻ dưới 1 tuổi và trẻ hen suyễn. Vì trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nếu đang có sự tăng tiết đờm quá nhiều, có thể mắc viêm phổi thì việc dùng thuốc lúc này sẽ đẩy viêm phổi mạnh hơn.
- Thuốc tiêu đờm: Làm thay đổi cấu trúc đờm bằng cách bẻ gãy các cấu trúc hóa học liên kết trong đờm nhưng không làm tăng thể tích, khối lượng đờm. Đờm giảm độ nhớt, độ quánh, dễ tống ra ngoài khi ho khạc. Đó là các hoạt chất acetylcystein, ambroxol, brohexin, carbocystein…
- Thực tế việc quyết định dùng thuốc nào hoàn toàn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Mẹ không nên tự ý đi mua thuốc cho trẻ mà cần nghe theo chỉ định của dược sĩ bán thuốc.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Khi bố mẹ thấy con có các biểu hiện bất thường sau:
- Trẻ ho kèm sốt cao
- Trẻ ho dai dẳng, lâu ngày, tái đi tái lại
- Trẻ mệt, thở hổn hển khi ho, xanh tái, ăn uống không ngon miệng, nôn ói